Mùa thu năm 1925, trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de I'Indochine) khai giảng khoá học đầu tiên với 3 chuyên ngành: Hội họa, Kiến trúc và Điêu khắc. Khai giảng một khoá học làcông việc bình thường của các trường học, nhưng đối với MMỹ thuật hiện đại Việt Nam, đây là một điểm mốc lịch sử quan trọng. Trên nền tảng nghệ thuật truyển thống rộng lớn phương Đông và văn hóa tạo hình của dân tộc, một trường đào tạo nghệ thuật cấp đại học ra đời, tạo cơ sở khoa học để thức dậy và làm đẹp thêm nghệ thuật dân tộc; bắc cầu nối giữa nghệ thuật truyển thống và nghệ thuật của nhân loại. Do vậy, nói đến lịch sử mỹ thuật cận hiện đại Việt Nam không thể không nhắc đến vai trò của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, cái nôi đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ, nhà
điêu khắc, nhà kiến trúc, nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật tài năng cho đất nước.
Sự ra đời trường Mỹ thuật Đông Dương suy cho cùng là một tất yếu của lịch sử. Nhung ra đời sớm hay muộn và đi theo hướng nào, phải kể đến vai trò cá nhân của họa sǐ nguời Pháp Victor Tardieu, vị hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. Cùng với công lao đóng góp vào việc thành lập trường của họa sĩ Victor Tardieu còn phải kể đến một người Việt Nam làhọa sĩ Nam Sơn. Ông có công lớn trong thời gian xây dựng trường và sau này là giáo sư trực tiếp tham gia giảng dạy hình họa và trang trí.
Ngay trong buổi ban đầu, trường Mỹ thuật Đông Dương đã tỏ ra xúng đáng là trung tâm đào tạo Mỹ thuật có uy tín, với những thành tựu to lớn gây được tiếng vang cả trong và ngoài nước. Một thành công lớn của lớp những sinh viên khóa đầu, những người học trong các xuởng truờng, những nghệ nhân như : Trần Quang Trân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang,LêQuốc Lộc, nghệ nhân Phó Thành,vv... đã đưa chất liệu sơn mài chỉ dùng trong trang trí cung đình, đình, chùa, và các đổ thủ công mỹ nghệ đã trở thành chất liệu sáng tạo những tác phẩm mỹ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Những tác phẩm hội họa với chất liêu lụa và son mài của sính viên Việt Nam thời ấy mang đậm truyển thống dân tộc và sắc thái phương Đông
đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của giới mỹ thuật Paris, thủ đô nước Pháp và cũng là thủ đôcủa mỹ thuật Châu Âu đương thời.
Từ 1925 đến 1945 dưới sự lãnh đạo của hai vị hiệu trưởng người Pháp: Victor Tardieu vàEvaris Jonchère,truờng đã đào tạo được 128 sinh viên (trúng tuyển 149, tốt nghiêp 128 sinh viên). Đây là thế hệ những họa sĩ, những người thẩy mỹ thuật đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong số đó có nhiều tác giả tên tuổi trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam hiên đại như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trân Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng,Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Vũ Cao Đàm, Lương Xuân Nhi,Nguyễn Đỗ Cung, Diệp Minh Châu, Nguyễn Thị Kim, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Văn Ty, Nguyễn Khang, Nguyễn Sĩ Ngọc, Trần Đình Thọ,Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Trọng Hợp, Tạ Thúc Bình, Phạm Văn Đôn,v.v...
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã thức tỉnh ý thức dân tộc của toàn thể giới nghệ sĩ Việt Nam. Phong trào sáng tác mỹ thuật ủng hộ Cách mạng, mạnh mẽ và sôi động với tinh thẩn hào hứng phi thường. Ngày 8 tháng 10 năm 1945, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra nghị định thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật. Nhà trường đã tuyển sinh được một khóa nhưng do điểua kiện chiến tranh nên không học được. Tháng 12 năm 1950,trong kháng chiến chống Pháp, chính thức thành lập Trường Mỹ thuật kháng chiến do họa sīTô Ngọc Vân - vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên, một trong những họa sĩ có công lao to lón trong sự nghiệp đào tạo và sáng tạo nghệ thuật của nên Mỹ thuật Việt Nam phụ trách.Thời kỳ này gian khổ và thiếu thốn mọi bể, song với phương châm “Kháng chiến kiến quốc”và phương thức “Học trong cuộc sống”, thẩy, trò khoá Mỹ thuật kháng chiến đã bám sát các chiến dịch lớn, vẽ phục vụ các cuộc vận động chính sách của Đảng và Chính phủ theo khẩu hiệu chung “Tất cả cho tiển tuyến”. Phương pháp nghiên cứu từ thực tế cuộc sống của giai doan này, về sau đã trở thành truyển thống học tập tốt đẹp của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.Nhiểu bứíc vẽ trực họa, ký họa đã ra đời trong thời gian này thật sự quý giá cả về giá trị nghệthuật cũng như về tư liệu lịch sử. Danh họa Tô Ngọc Vân, một người thấy tôn kính đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, để lại nhiều tư liệu quý báu, minh chúng cho một giai doan lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhiều học viên khoá Mỹ thuật kháng chiến đã trở thành những hoạ sĩ quen biết như: Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân, Mai Long,Lê Huy Hoà, Trân Đông Lương, Trịnh Phòng, Ngô Mạnh Lân, Linh Chi, Ngọc Linh, Đào Đức,Thế Vy,V.V...
Năm 1954, hoà bình lập lại trên một nửa đất nước, nhà trường lại hoạt động với tư cách làmột trung tâm đào tạo cán bộ Mỹ thuật duy nhất của miển Bắc. Trước đòi hỏi cấp bách về nhu cẩu cán bộ mỹ thuật trong giai đoạn đất nước sau chiến tranh, bước đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, trường đã kịp thời mở khoá trung cấp ngắn hạn đầu tiên, mang tên “Khoá Tô Ngọc Vân”. Hẩu hết các học viên khoá này đã trở thành những họa sĩ nòng cốt, vững vàng về mọi mặt, đủ tư cách đảm đương các nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước và nhân dân giao phó,như:Nguyễn Thụ, Văn Đa, Quang Thọ, Vũ Giáng Hương, Trần Thanh Ngọc, Trân Huy Oánh,Phạm Công Thành, Đỗ Hữu Huế, Trọng Cát, Lê Thiệp, Lê Công Thành, Nguyễn Hải, Ngọc Thọ, Vũ Duy Nghĩa, vv... Một số họa sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo tại khóa này đã trở thành những giảng viên nòng cốt của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội cũng như Trường Đại học Mỹthuat Cong nghiệp.
Thời kỳ tiếp theo, nhà trường đã vận dụng các hình thức đào tạo khác nhau, để cùng một
lúc có thể đáp ứng được những yêu cấu về mỹ thuật của đời sống xã hội. Bên cạnh các lớp học trung cấp, đại học chính quy, nhà trường còn mở nhiều lớp ngắn hạn sáu tháng hoặc một năm.Tháng 3 nǎm 1957, trường mở hệ trung cấp 3 năm. Từ 1957 đến 1966 đã đào tạo được 6 khoá.Tháng 8 năm 1957,Thủ tướng Chính phủ ra nghị định thành lập “Trường Cao dẳng Mỹ thuật Việt Nam” với nhiệm vụ đào tạo cán bộ mỹ thuật cấp đại học cho đất nước. Năm 1960,nhàtrường mở thêm hệ sơ trung 7 năm, năm 1965, mở hệ Đại học tại chức 5 năm, đáp ứng kịp thời cán bộ mỹ thuật có trình độ Đại học cho các địa phương, các cơ quan và đơn vị quân đội. Năm 1966, trường mở hệ sơ trung 5 năm thay thế hệ sơ trung 7 năm. Hệ này được đào tạo đến năm 1982 thì chám dút.
Giai đoạn từ 1955 đến 1975 là giai đoạn đẩy thử thách, đòi hỏi nỗ lực cao trong sự nghiệp đào tạo của Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội. Hoà bình lập lại chẳng được bao, thấy trò nhàtrường lại phải bắt nhịp vào cuộc sống chiến tranh chống Mỹ khốc liệt, ở nơi sơ tán, cùng nhau xây dựng trường sở, đào hào trú ẩn xung quanh lớp học, tự đào giếng để lấy nước ăn. Lao động,học tập vất vả nhưng ăn uống lại rất thiếu thốn. Bài hát vui do thấy Phạm Công Thành đặt lời: cái bánh bao do bà Bình nặn ra cho ta ăn, bánh nhân bằng lạc, không bằng thịt,vv... Thật ra nhiều khi là rau muống cộng với lạc để làm nhân, thế mà mỗi người cũng chỉ được 2 chiếc bằng nám tay trẻ choai choai. Tuy vậy, những công việc vể đào tạo vẫn thật sôi nổi. Dưới những ngôi nhà lợp tranh nứa, các lớp vẫn vẽ hình hoạ, làm trang trí, học chuyên khoa sơn dẩu, sơn mài, lụa, khắc gỗ,...Những buổi chấm bài chuyên khoa, chấm thi tốt nghiệp vẫn trang trọng, tao nhã, các hội thảo khoa học vẫn được tiến hành đểu đặn. Đêm khuya, học sinh, sinh viên vẫn đang khắc gỗhoặc làm phác thảo bố cục; Và để rồi khi có lệnh lại lên đường toả đi khắp mọi miển đất nước.Có thể tự hào mà nói trong chiến tranh, những nơi chiến đấu gian khổ ác liệt đểu có mặt thày tròtrường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Máy bay địch bắn phá cẩu Hàm Rông, nhưng nhiều đoàn học sinh, sinh viên vẫn bám trụ tại chỗ để phục vụ chiến đấu và ghi chép tài liệu, sau này đã cho ra đời nhiều bức tranh và ký họa đẹp về cuộc chiến đấu ở cầu Hàm Rông. Đặc biệt thày trò còn sáng tác và thể hiện tượng đài Nam Ngạn, công phu và hoành tráng. Có ở vào thời điểm lịch sử ấy mới thấy hết được ý nghĩa của tượng đài này.
Trường còn có nhiều đoàn đi vẽ ở Vĩnh Linh, Quảng Bình, Cốn Có, đường mòn Hồ ChíMinh,Quảng Trị, Đông Hà, vv... gian khổ, ác liệt là thế nhưng mỗi khi được xem những ghi chép của nhau, thì những gian khổ ác liệt ấy hầu như không còn nữa, chỉ còn lại những niểm vui, niểm say mê của những người bạn cùng làm nghệ thuật. Tuy số lượng đào tạo của trường không nhiều, nhưng đã có tới hàng trămn cán bộ, học sinh, sinh viên đi chiến trường B và C,trong đó có 23 người hy sinh anh dũng trên chiến trường. Họ đã hy sinh anh dũng khi cẩm bút,khi cẩm súng, hoặc ngã xuống vì bom đạn của địch. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, tổ quốc và nhân dân Việt Nam tự hào về những người con ưu tú ấy. Ở giai đoạn lịch sử này đã ghi nhận những hoạ sĩ, thế hệ thứ hai của trường Đại học MMỹ thuật Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong nghệ thuật như : Nguyễn Thụ, Văn Đa, Quang Thọ, Giáng Hương,Thanh Ngọc,Huy Oánh, Trọng Cát, Đinh Trọng Khang, Đỗ Hữu Huế, Lê Thiệp, Phạm Công Thành,Huỳnh Phương Đông,Thanh Châu,vv...
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng , miển Nam giải phóng,đất nước ta hoàn toàn độc lập. Nhà trường đã kịp thời cử cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy vào tiếp quản hai trường Mỹ thuật Sài Gòn và Huế. Sau đó bổ sug tiếp cán bộ giảng dạy và cửgiảng viên đi thính giảng ở hai trường bạn. Bản thân nhà trường củng cố hoàn chính đội ngū
quản lý, đội ngũ giảng viên, để sớm cùng với hai trường Huế, Sài Gòn trở thành Trung tâm đào tạo cán bộ Mỹ thuật ở cả ba miển đất nước.
Sau chiến tranh, đời sống cán bộ, sinh viên gặp nhiều khó khăn, nguyên vật liệu dụng cụ học tập đều thiếu thốn. Tuy nhiên, nhà trường vẫn duy trì bảo đảm chương trình học tập, vẫn có gáng tạo điểu kiện để sinh viên được học kỹ về cơ bản. Thấy trò vẫn ba lô, xe đạp đi thực tập ở các miển đất nước. Nơi đâu có đoàn sinh viên mỹ thuật là ở đó phong trào mỹ thuật lên cao, nhiểu mảng tường được kẻ khẩu hiệu, vẽ tranh cổ động, nhiều nơi các em còn mở lớp dạy vẽ. Sống cùng cuộc sống với nhân dân, lại được tiếp xúc với thiên nhiên khoáng đạt, nên mỗi lần thực tập sinh viên lại trưởng thành cả về ý thức tư tưởng cũng như về nghể nghiệp.
Từ năm 1978 trở lại đây, nhà trường đã mở rộng diện đào tạo để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới và nhu cầu của xã hội.
- Năm 1978 : khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật được thành lập. Không chỉ lo đào tạo sinh viên lý luận và lịch sử mỹ thuật mà còn có trách nhiệm trang bị kiến thức văn hóa tạo hình cho các khoa trong toàn trưòng. Giảng dạy - sáng tác - nghiên cứu của thấy và trò được đổng bộ hơn,hiệu quả hơn, theo đúng mục tiêu đào tạo: trang bị kiến thứức và rèn luyện kỹ năng.
- Năm 1997 đào tạo cao học, đã đào tạo 4 khoá (có 2 khoá tốt nghiệp)
- Năm 1998 thành lập khoa sư phạm Mỹ thuật (đã đào tạo 4 khoá)
Ngoài ra còn liên kết đào tạo tại chức ở các địa phương nhu: Thanh Hoá,Thái Nguyên,Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Yên Bái, Hải Dương,... Đổng thời liên kết với truờng Cao đẳng Nhạc - Họa Trung ương mở Đại học sư phạm mỹ thuật theo chương trình chuẩn hoá (3 +2) và chương trình Đại học sư phạm chính quy.
Như vậy, so với trước hiện nay lưu lượng sinh viên đã tăng gấp 3 lần.
Nǎm 1995, theo chủ trương của Nhà nước, Viện nghiên cứu Mỹ thuật trực thuộc trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội với chức năng nghiên cứu những vấn để về Mỹ thuật ở trong nước và thếgiới đã góp phần làm giàu thêm những thành tích, cũng như đlóng góp cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Viện nghiên cứu Mỹ thuật từ năm 1995 đến nay đã tổ chức thành công nhiều hội thảo như: Hội thảo sơn mài Việt Nam, Hội tháo Mỹ thuật hiện đại Việt Nam thế kỷ XX, Hội thảo Mỹ thuật môi trường, Hội thảo Đổ họa ứng dụng, Hội thảo về gốm Việt Nam, Hội thảo Mỹ thuật ứng dụng...; và xuất bản được nhiểu tập sách: Bản rập họa tiết hoa văn cổ Việt Nam, Hình tượng con người trong chạm khắc cổ Việt Nam, Hoa văn Việt Nam, Tượng thờ trong các di tích, Bình luận mỹ thuật, Mỹ thuật Việt Nam hiện đại,vv... Đổng thời mỗi quý ra một số nội san thông tin khoa học Nghiên cứu Mỹ thuật.
Trong không khí đổi mới của đất nước, hoạt động đối ngoại của nhà trường cũng góp phẩn không nhỏ trong việc mở rộng những hiểu biết về mỹ thuật đương đại thế giới cho giảng viên và sinh viên, khuyến khích họ có những tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật. Từ năm 1993,hàng tuẩn có hoạ sĩ người nước ngoài chiếu băng video giới thiệu lịch sử Mỹ thuật thế giới.Nhờ đó,giảng viên và sinh viên của nhà trường luôn được tiếp cận các thông tin mới nhất về Mỹ thuật.Truờng có quan hệ hợp tác với các trường Mỹ thuật ở một số nước bạn như: Pháp, Úc, Đúc,Mỹ,Phân Lan, Thuy Điển, Thái Lan, Lào v.v... để trao đổi sinh viên, trao đổi giảng viên; trao đổi các triển lãm. Trong số những hoạ sĩ, nhà điêu khắc sang làm việc và bày triển lãm, trao đổi học thuật tại truòng có những tác giả danh tiếng thế giới như: Ô-li-vi-ê Đờ-brê (Pháp), Uech-Co (Đúc). Thông qua chương trình làm việc và những triển lãm này, nhà truòng tổ chức các hội thǎo,các cuộc đối thoại trực tiếp giữa giáo su, hoạ sĩ, nhà điêu khắc nuớc ngoài với giáng viên,
sình viên. Trường đã tổ chức một số cuộc triển lăm giao lưu giữa các trường Mỹ thuật ở nước ngoài với Trường Đại học Mỹ thuật ở Hà Nội như: Triển lâm tranh tượng của giảng viên trưòng Đại học Mỹ thuật Hà Nội tại Úc, Triển lâm Mỹ thuật đương dại giữa 4 trường - Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, Khoa Mỹ thuật Trường Đại học tổng hợp SILPAKORN, Trường Đại học nghệthuật Huế, Khoa Mỹ thuật Trường Đại học Tổng họp Chiangmai; Triển lãm tranh của giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tại Thuỵ Điển; Triển lâm hợp tác giữa Học viện Mỹ thuật cua trường Đại học Umero của Thuy Điển với trưròng Đại học Mỹ thuật Hà Nội tại Việt Nam.Trường đã phối họp cùng với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn minh Pháp tại Hà Nội, 3 lân tổ chức Trại sáng tác Việt - Pháp. Năm 1997, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội có sáng kiến mở Trại sáng tác Điêu khắc Quốc tế, thu hút nhiều nhà điêu khắc quốc tế và khu vực tham gia như: Đức,Canada,Australia,NJam Tư, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Thuy Điển, Thuỵ Sỹ,Lào,Việt Nam...Thông qua Trại sáng tác Điêu khắc quốc tế, những nhà điêu khắc Việt Nam có dịp tiếp xúc,trao đổi, học hỏi nhiều vấn để về tượng đài, tượng tròn của bạn bè các nước, cũng như ngôn ngữđiêu khắc mới, rút ra bài học bổ ích cả về sáng tác và công tác đào tạo. Trại sáng tác Điêu khắc quốc tế đã được báo chí bình chọn là một trong 10 sự kiện văn hóa lớn nhất trong năm 1997.Hoạt động của trại sáng tác này đã ảnh hưởng lớn đến các trường nghệ thuật và trong giới Mỹthuật. Những tác phẩm của trại được các tác giả tặng lại Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đểtrung bày tại vườn Bách thảo góp phẩn làm đẹp cảnh quan Thủ đô, đồng thời cũng góp phẩn làm đẹp thêm môi trường nghệ thuật nước nhà. Cũng từ thành công của trại sáng tác Điêu khắc quốc tế này, trường Đại học nghệ thuật Huế phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công trại sáng tác Điêu khắc quốc tế lần thứ 2, lần thứ 3,.. .Sau đó còn có các trại sáng tác Điêu khắc quốc tế ở một số địa phương khác.
Để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường còn chú trọng đến công tác nghiên cứu và sáng tác. Hàng năm, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội tổ chức nhiều cuộc triển lãm tranh tượng của giảng viên và sinh viên như: Triển lãm Mùa xuân, Triển lãm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, Triển lãm tranh tượng nhân ngày thành lập Đoàn 26-3, Triển lãm Mỹ thuật của học sinh,sinh viên các truòng văn hoá, nghệ thuật toàn quốc. Trường cũng đã tổ chức nhiểu triển lām chuyên để để đẩy mạnh phong trào sáng tác, đổng thời thông qua đó mà nâng cao chất lượng đào tạo. Tiêu biểu như: Triển lãm chuyên để tranh phong cảnh, triển lãm chuyên để tranh bột mấu, triển lãm chuyên để về để tài chiến tranh và cách mạng, triển lãm chuyên để tượng gốm,triển lãm của các giảng viên khoa Hội hoạ. Ngoài các triển lãm trên, cán bộ giảng viên của truòng còn tích cực tham gia các triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội,Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Vụ Mỹ thuật tổ chức... Thẩy và trò đã giành được nhiểu giải thưởng như: giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc,Triển lãm vế để tài Chiến tranh Cách mạng nhân ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam...; Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam ASEAN, Triển lãm quốc tế ở Sôphia (Bungari), Kosice (Tiệp Khác),Italia...
Giai đoạn hiện nay, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngững để nâng cao chất lượng dào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác, trường đã xây dựng được đội ngũ những người làm cong tác mỹ thuật có năng lực cao. Nhiều sinh viên nhà trường sau khi tốt nghiệp đã tổ chức được những triển lãm cá nhân hoặc triển lãm các nhóm tác giả. Tác phẩm của họ với nhūng tìm tòi sáng tạo,khẳng định trình độ chuyên môn vũng vàng, được các đổng nghiep dánh giá cao. Sinh viên khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật sau khi tốt nghiệp phần lớn được tiếp nhận tại các cơ
quan trong ngành Mỹ thuật như: Viện Mỹ thuật, Tạp chí Mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật,Nhà xuất bản Thế giới, các Viện nghiên cứu... Cùng với các thày dạy lâu năm của khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật như: Triệu Thúc Đan, Lê Quốc Bảo, Nguyễn Trân, Nguyễn Quân,Phan Cẩm Thượng, Thái Bá Vân, Chu Quang Trứ, Nguyễn Du Chi... các sinh viên khoa Lý luận vàLịch sử mỹ thuật đã trưởng thành tích cc viết báo, viết bài nghiên cứu, tiểu luận và những công trình nghiên cứu mỹ thuật.
Ngay cả sinh viên còn đang theo học tại trường cũng đã tham gia nhiều triển lãm lớn vàđạt giải thưởng, hoặc có bài viết nghiên cứu đăng trên báo và tạp chí. Từ năm 1990 đến nǎm 2004, trường có 8 sinh viên được giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, có 4 sinh viên được giải thưởng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam ASEAN, có 2 sinh viên được giải thưởng triển lãm NOKIA, có 8 sinh viên được giải thưởng triển lãm Mỹ thuật học sinh, sinh viên các truờng Vǎn hoá - Nghệ thuật toàn quốc.
Để có được kết quả này, không thể không nói đến công lao đóng góp của đội ngũ các giáo sư,giảng viên và các cán bộ đã hết lòng vì sự nghiệp đào tạo chung của nhà trường. Các thẩy,cô giáo không chỉ là những nhà sư phạm giỏi, giàu kinh nghiệm, đức độ mà còn là những nghệsĩ tài năng của đất nước; không chỉ đóng góp to lớn cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường màcòn đóng góp cho sự phát triển của nền Mỹ thuật nước nhà. Tác phẩm của họ được lưu giữtai các bảo tàng lớn trong nước và thế giới.
Với thành tích đã đạt được trong sự nghiệp đào tạo, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đãđược Nhà nước tặng thưởng Huân chuơng Lao dộng hạng Ba (1980), Huân chương Lao dộng hạng Hai (1982), Huân chương Độc lập hạng Ba (1985), Huân chương Lao dộng hạng Nhất (1990), Huân chương Độc lập hạng Hai (2000); mười tám nghệ sĩ được tặng giải thưởng Hồ ChíMinh về văn học nghệ thuật đểu đã được đào tạo tại trường hoặc là cán bộ giảng dạy của nhàtrường; sáu giảng viên được vinh dự nhận danh hiệu cao quý Nhà giáo nhân dân, chín giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, hai giảng viên được phong học hàm giáo sư, mười hai giảng viên được phong học hàm phó giáo sư, nhiều cán bộ, giảng viên được tặng thưởng huân chương lao động và các huy chương vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp Văn hoá- Thông tin, sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam...
80 nǎm là một chặng đường lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp đào tạo của trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội có được những thành tích như ngày nay là công lao đóng góp của các thế hệthày và trò, của các thế hệ cán bộ viên chức nhà trường, của các đổng chí lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thông tin và các Vụ chức năng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như của các cơ quan đoàn thể đã quan tâm đến sự nghiệp đào tạo của Trường. Tôi xin thay mặt lãnh đạo nhà trường bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả các đổng chí và các bạn.
Chúng tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng không phải lúc nào cũng mang lịch sử vẻ vang của trường để nhắc nhở mọi người nể trọng mình, hoặc chú ý đến mình, mà cái quan trọng của thếhệ hiện tại và tương lai phải phấn đấu để giữ vũng và phát huy được truyển thống vẻ vang ấy.Đây là nhiệm vụ nặng nể và vinh quang, chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng sự nghiệp dào tạo của trường sẽ tiếp tục phát triển. Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội sẽ luôn luôn là trung tâm đào tạo Mỹ thuật hàng đầu của đất nước.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 nǎm 2005
Hiệu trưởng
PGS họa sĩ Nguyễn Lương Tiểu Bạch