
Chữ viết là hệ thống ký hiệu và ký hiệu được biểu hiện bằng đường nét để ghi lại ngôn ngữ nói. Nếu ngôn ngữ hệ thống ký hiệu, thì chữ viết là hệ thống ký hiệu của ký hiệu. Chữ viết như ngày nay chúng ta thấy được tạo thành từ các đường nét với sự tính toán tỷ lệ hài hòa hợp lý nhất bởi các họa sỹ ở những thời kỳ văn hóa khác nhau. Do vậy, chữ viết và nghệ thuật chữ được xếp vào loại hình nghệ thuật đồ họa. Đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa, chữ trở thành một phần không thể thiếu.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các hệ chữ trên thế giới đã có sự phát triển và cách tân rất mạnh mẽ. Sự cách tân là điều thông cao (hình ảnh, chữ, màu sắc). Trong thiết kế đồ họa, chữ có hai chức năng cơ bản luôn song hành và gắn kết với nhau, đó là chức năng truyền thông và chức năng thẩm mỹ. Trong quá trình thiết kế sản phẩm đồ họa hiện đại các họa sỹ thường lấy chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin thông thường mà luôn vận động, sáng tạo và mang tính nghệ thuật cao cùng với sự thể hiện có tính khoa học, góp phần nâng cao thẩm mỹ thị giác trong các sản phẩm thiết thông cao (hình ảnh, chữ, màu sắc). Trong thiết kế đồ họa, chữ có hai chức năng cơ bản luôn song hành và gắn kết với nhau, đó là chức năng truyền thông và chức năng thẩm mỹ. Trong quá trình thiết kế sản phẩm đồ họa hiện đại các họa sỹ thường lấy chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin thông thường mà luôn vận động, sáng tạo và mang tính nghệ thuật cao cùng với sự thể hiện có tính khoa học, góp phần nâng cao thẩm mỹ thị giác trong các sản phẩm thiết kế đồ họa và truyền thông. Do vậy, trong lĩnh vực sáng tác và đào tạo đồ họa trên thế giới từ xưa đến nay, chữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu, sáng tạo của bộ môn “Nghệ thuật chữ” (Typography). Nghệ thuật chữ với những kỹ thuật và thủ pháp tạo hình khác nhau không chỉ tạo ra sự lôi cuốn bắt mắt và sự tập trung thị giác cao, mà còn tạo ra những câu chuyện bằng con chữ thông qua sự sáng tạo về tạo hình, bố cục và màu sắc phù hợp nhằm hấp dẫn người xem dõi theo nội dung và chủ đề mà tác giả muốn chia sẻ.
Hiệu quả của Nghệ thuật chữ nằm ở sự tối ưu hóa tính khác biệt trong việc đọc và cảm nhận về thông điệp cần được truyền đạt thông qua các yếu tố cấu thành như phông chữ, kích thước, khoảng cách, nhịp điệu, hướng chuyển động và màu sắc trong các sản phẩm thiết kế đồ họa truyền thông tĩnh có kích thước nhỏ như: logo, bìa sách, bao bì, măng séc báo/ tạp chí, nhãn mác hàng hóa; cho đến các sản phẩm truyền thông lớn như biển, poster quảng cáo ... Ngoài ra, Nghệ thuật chữ còn được thể hiện trên các sản phẩm truyền thông động, khi đó chữ hiển thị ở dạng chuyển động (Kinetic Typogaphy, moving text) như: trên biển quảng cáo điện tử nơi công cộng, trên truyền hình, máy vi tính, điện thoại thông minh, website…
Nói đến Nghệ thuật chữ, không chỉ đề cập đến kiểu chữ (Font) mà còn nhiều yếu tố tạo hình khác góp phần tạo dựng nên vẻ đẹp tổng thể của nó. Khái quát lại thì Nghệ thuật chữ có những yếu tố cơ bản sau: kiểu chữ, kích thước chữ, khoảng cách giữa các dòng, độ dài các dòng, khoảng cách các ký tự trong một từ và khoảng cách giữa hai từ. Những yếu tố đó tưởng như đơn giản nhưng lại đóng vai trò là nền tảng quan trọng trong sự lựa chọn và thực hiện quá trình
sáng tạo của các nhà thiết kế đồ họa. Tuy nhiên, mỗi nhà thiết kế lại có những ý tưởng, cảm xúc và kỹ thuật thể hiện riêng, do vậy hiệu quả thẩm mỹ thị giác của nghệ thuật chữ sẽ rất khác nhau kể cả ngay trên một đề tài có chung một nội dung thiết kế.
Trong nghệ thuật thiết kế, Typhography tạo ra sức hút thị giác mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến việc truyền tải tình cảm và thông điệp từ người thiết kế đến người xem. Ngày nay, sự sáng tạo, cách tân và phá vỡ các quy luật quen thuộc, sáo mòn, mặc định trong Nghệ thuật chữ trở nên phổ biến. Ví dụ, nếu trước kia trong các thiết kế đồ họa dành cho mỹ phẩm thường có kiểu chữ, màu sắc của chữ nhẹ nhàng, mềm mại, trong sáng; và trên tấm danh thiếp cá nhân thường xuất hiện các kiểu chữ in hoa không chân hoặc chữ in có chân với màu sắc đơn giản, bố cục chữ hầu như theo một kiểu quen thuộc. Hiện nay Typhography đương đại rất phát triển. Nó hiện diện trên mọi sản phẩm của lĩnh vực đồ họa ứng dụng. Trong các sản phẩm truyền thông thị giác hiện đại, Typogaraphy gây ấn tượng mạnh mẽ nhất thường được thể hiện trên Poster và các phương tiện khác của Thiết kế đồ họa. Một trong những ví dụ có thể kể đến là áp phích với chủ đề về chất độc Dioxin nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam hàng năm (ngày 10-8) được họa sỹ Trần Kim Tuyến thiết kế rất sáng tạo về nghệ thuật chữ. Áp phích có bố cục rất chặt chẽ, ý tưởng nội dung sâu sắc. Những dòng chữ Dioxin có cùng một phông chữ được sắp đặt xuôi ngược có kích thước, độ lớn và màu sắc, khoảng cách, hướng chuyển động khác nhau. Thoạt nhìn tưởng chừng như vỡ vụn, nhưng những con chữ ấy lại có sự liên kết chặt chẽ và tạo thành một khối trọng tâm của bố cục. Ấn tượng mạnh nhất của Typography trong tác phẩm là chữ “X” trong từ “DIOXIN” màu đen với cấu trúc đang bị phá hủy từ 4 phía. Tác giả đã nhấn mạnh điểm nhìn vào chữ “X” màu đen có kích thước lớn nhất, qua đó biểu hiện ý tưởng nội dung cốt yếu của áp phích này. Một mảng dài màu vàng cam tỏa ra từ đuôi của chiếc máy bay gợi về chất độc da cam cắt chéo bố cục như đang đốt dần các con chữ trong từ “Dioxin” với màu sắc chuyển dần từ xanh lục (màu của sự sống) sang màu đen (màu của sự chết chóc). Đây là áp phích mà trong đó nghệ thuật chữ được tác giả thiết kế rất tinh tế, có ý tưởng và hình thức nghệ thuật độc đáo, truyền tải một thông điệp cho nhân loại về sự nguy hiểm của chất độc da cam đối với sự sống.

Nghệ thuật chữ không chỉ thể hiện trên những sản phẩm truyền thông có kích thước lớn như áp phích, mà còn được thiết kế trên những sản phẩm truyền thông có kích thước nhỏ như măng séc báo, tạp chí; nhãn mác sản phẩm... Măng séc tạp chí “Tuổi trẻ thủ đô”, cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên Cộng sản thành phố Hà Nội là một thiết kế nghệ thuật chữ đẹp. Tác giả đã chọn phông chữ không chân và lấy chữ “I” làm điểm nhấn của bố cục. Kiểu chữ thể hiện được tính trẻ trung, khỏe mạnh và năng động của tuổi trẻ. Chữ tuổi trẻ được nhấn mạnh với kích thước lớn nhất trong cụm chữ và được nhấn mạnh hơn cả là chữ “I”.

Màu nền của măng séc là màu trắng giản dị nhưng không nghèo nàn và đơn điệu bởi chữ được thiết kế rất tinh tế, có bố cục chặt chẽ. Với nhãn sản phẩm “Nệm kim đan” cũng là một thiết kế chữ đẹp và hay về khía cạnh lựa chọn phông chữ phù hợp với tính chất của sản phẩm. Song, nghệ thuật hơn là sự sáng tạo, khéo léo và tinh tế trong sự lồng nét của chữ ĐAN. Kiểu chữ rất khỏe nhưng vẫn 2 chữ Kim Đan. Với tông màu da cam gây cảm giác ấm cúng, niềm tin chất lượng, nhãn sản phẩm này có được sự hấp dẫn thẩm mỹ thị giác và tác động tích cực đến người tiêu dùng

Một thiết kế chữ không chỉ thể hiện trên mặt phẳng 2D như nêu trên, mà còn được sáng tạo trong môi trường 3D. Tác phẩm Typography “Phố” của họa sỹ Hoàng Định đã được tạo hình với 3 chữ in có độ dài ngắn, cao thấp bởi các khối hình khác nhau để sinh ra những nhịp điệu nhấp nhô như những ngôi nhà của một con phố cổ Hà Nội. Nhưng sáng tạo hơn, trên thân những con chữ tác giả đã đục thủng các hình tứ giác gợi cho người xem cảm giác như những ô cửa sổ của những ngôi nhà làm cho hồn của Phố càng thêm sinh động và nghệ thuật. Góp phần bên cạnh hàng chữ Phố có hình tượng người đạp xích lô được xây dựng từ các chữ cái của từ này càng làm cho thiết kế gợi hơn về không gian sống của phố cổ. Đây là một thiết kế Typography có bố cục lạ, chặt chẽ về cấu trúc, đẹp về hình thức và có tính ứng dụng cao, lột tả được bản sắc, tinh thần và đặc điểm nội dung về con phố cổ Hà Nội.

Bản chất của nghệ thuật là khái quát hóa, cách điệu hóa và điển hình hóa cái đẹp từ cuộc sống. Sự khái quát hóa trên chính là nền tảng của sự sáng tạo cho các nhà thiết kế và các nghệ sỹ. Do vậy, sự sáng tạo, mối quan hệ giữa nghệ thuật chữ và hình ảnh, màu sắc là quan hệ thống nhất để thể hiện nội dung cần quảng cáo. Đặc biệt, đối với áp phích, poster chỉ có chữ mà không có hình ảnh thì yếu tố nghệ thuật chữ lại rất cần được chú trọng. Điển hình nhất là nghệ thuật chữ trên các chủng loại sản phẩm và poster quảng cáo của hãng Coca-Cola. Hãng này rất quan tâm đầu tư và thay đổi kiểu chữ trên sản phẩm và có hẳn những chiến lược sáng tạo nghệ thuật chữ trong quảng cáo nhằm đem lại sự hấp dẫn hiện đại cho một thương hiệu đã có thâm niên trên 100 năm.
Truyền thông đa phương tiện là một lĩnh vực đa dạng và có môi trường hoạt động phổ cập rất rộng trong đời sống xã hội, nhất là giai đoạn công nghệ đương đại ngày nay. Trong hàng ngàn các sản phẩm truyền thông thì áp phích là một công cụ đắc lực cho sự nhận diện và tiếp cận nhanh sản phẩm của các doanh nghiệp, các hoạt động, sự kiện từ phía khách hàng. Áp phích còn là công cụ tiếp thị hoàn hảo khi đặt ở những nơi công cộng để mọi người dễ thấy. Đối với áp phích, tiêu chí hàng đầu là “hấp dẫn, dễ đọc và hiểu ngay”. Yếu tố “hấp dẫn, dễ đọc, dễ hiểu” ở đây bao trùm rất nhiều yếu tố như bố cục phải có ý tưởng rõ ràng, chặt chẽ, hình ảnh, nội dung cô đọng, kiểu chữ đẹp và màu sắc phải hấp dẫn, lôi cuốn thị giác và nêu bật được sản phẩm cần quảng cáo. Đối với những áp phích không có hình ảnh mà chỉ có chữ thì nghệ thuật chữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong bố cục. Dạng áp phích này đòi hỏi người thiết kế phải chọn kiểu chữ, dáng chữ để nhấn mạnh trọng tâm và nội dung cần quảng cáo thông qua độ lớn, khoảng cách, tỷ lệ giữa các chữ và các dòng. Điều quan trọng nữa không thể thiếu trong sản phẩm quảng cáo đó là màu của chữ và màu nền, mối quan hệ và sự tương phản giữa chúng.

Khi đề cập đến công nghệ trong truyền thông hiện đại ta cần đề cập đến quảng cáo động, như trên truyền hình, bảng quảng cáo điện tử, trang web, thiết Nghiên cứu về Nghệ thuật chữ trong truyền thông hiện đại cũng thật phức tạp và đa dạng như chính nghệ thuật này. Bởi chữ và nghệ thuật chữ là trí tuệ, là sáng tạo văn hóa, nghệ thuật vô tận của nhân loại. Sự phát triển sáng tạo càng ngày càng đi vào thực tế đa dạng của đời sống đương đại, phục vụ xã hội với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ thiết kế tiên tiến và hiện đại. Chính vì vậy Nghệ thuật chữ đã liên tục phát triển và tiến bộ cùng với văn minh, thẩm mỹ của nhân loại. Nó thực sự trở thành một lĩnh vực sáng tạo trong thiết kế đồ họa truyền thông ngày nay. Chính vì vậy, trong thời đại mà công nghệ truyền thông thị giác đã trở thành một “ngành công nghiệp xanh” thì bộ môn Nghệ thuật chữ hay Thiết kế chữ càng không thể thiếu trong các trường có đào tạo về mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong thực tế, Freda Sack, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thiết kế chữ quốc tế ISTD (International Society of Typographic Designers) đã tuyên bố: “Các nhà thiết kế giỏi trước hết phải là những nhà thiết kế chữ - các Typographer”. Typography cũng như quần áo, nó là thời trang của bảng Alphabet, không chỉ là giao diện của đế chế truyền thông mà còn quyết định hiệu quả của những ấn phẩm nhỏ nhất hàng ngày, dù là cái mác quần áo hay một tấm danh thiếp.
Nếu Thời trang thể hiện giá trị người mặc, thì Typograhy thể hiện giá trị nội dung của chữ cần thể hiện” [2].
Chữ và nghệ thuật chữ cũng như thời trang, nó vừa có công năng vừa có tính thẩm mỹ. Trang phục thể hiện tính cách con người và có khi trở thành chuẩn mực của xã hội và Typography cũng vậy, nó thể hiện tính cách của thương hiệu. Do vậy, Typography cần được coi trọng và phổ biến rộng rãi, phát triển, sáng tạo mạnh mẽ để trả lại đúng giá trị của nó, để góp phần truyền thông đúng và truyền tải đủ giá trị văn hóa, thẩm mỹ, giúp con người giao tiếp, nhận thức chuẩn mực và khoa học nhất về nghệ thuật thị giác trong thiết kế sản phẩm đồ họa truyền thông hiện đại ngày nay.
Lê Thân